Tiểu sử người anh hùng

Thứ sáu - 30/03/2012 07:55
Tiểu sử người anh hùng

Võ Thị Sáu

 

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn thị Sáu (193513 tháng 3 năm 1952) là một nữ chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 Tiểu sử

Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.

Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2 tháng 9 năm 1994, cô được Nhà nước ViệtNam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 

 

 

 

LÊ VĂN TÁM

Lê Văn Tám là con của một gia đình nghèo ở xóm Bàn Cờ ( nay thuộc Quận 3  Thành phố Hồ Chí Minh ). Cha anh đã từng hoạt động thời Nam Kì khởi nghĩa (1940). Ngày thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ (9-1945), gia đình anh ra vùng kháng chiến.Sau vì hoàn cảnh riêng, gia đình anh lại phải trở về vùng địch tạm chiếm.Cảnh nhà túng thiếu, ngày ngày anh phải đi bán lạc rang. Anh thường lân la đến trạm gác một cây xăng đạn lớn giữa lòng thành phố.Tám thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu đã trở nên “thân quen” với bọn lính gác.Hình ảnh những hòm đạn, những thùng xăng nằm trong kho gợi cho anh trí nhớ đến bao cảnh giết chóc dã man ở ngoài vùng tự do.Mối căm thù giặc sẵn có trong lòng anh ngày càng cứ sôi sục thêm lên. Nghĩ đến gương những anh hùng đã anh dũng hi sinh của quân đội ta mà anh đã từng được nghe kể lại, anh bỗng nảy ra một ý định quyết liệt. Anh thủ dầu xăng trong người rồi thản nhiên đem thùng lạc rang đến bán cho bọn lính gác như thường lệ.Lừa lúc bọn chúng vui chuyện mất cảnh giác, anh chạy bay vàp kho xăng đạn như một luồng gió.Một que diêm lóe sáng, những tiếng nổ ầm trời và tiếp theo đó khói lửa mịt mù thành phố.Cả một kho xăng và đạn của giặc ra tro. Lê Văn Tám anh dũng hi sinh để chặn bàn tay đẫm máu của bọn đế quốc xâm lược, để đỡ bao đau khổ, chết chóc cho đồng bào.Lê Văn Tám xứng đáng là người con của thành đồng Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam anh hùng.Đồng bào gọi anh là “Anh đuốc sống”.Gương anh chói sáng mãi trong lòng mỗi đội viên chúng ta.

 

Nguyễn Văn Trỗi

Tiểu,sử
Ông sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940, là con thứ ba (do đó ông còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quít, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn[1].
Ông bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại[1]:

"Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mỹ!"
"Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"
Sau khi ông chết, ông được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất

Pham Đình Giót

1.                              Tiểu Sử Phan Đình Giót

Phan Đình Giót
Thân Mình bị hỏa điểm giặc

Phan Đình Giót quê ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Bố chết sớm, anh ở với **. Gia đình quá nghèo, một tấc đất cắm dúi cũng chẳng có. Ngày ngày hai ** con gặt thuê, cấy mướn, hoặc lên rừng kiếm gỗ đốt than. Có thời gian anh phải đi ở cho cường hào, bị nó đánh chửi, bị cắt tiền công.

Anh xung phong tòng quân đánh giặt Pháp, ba lần vào năm 1950 nhưng đều không trúng tuyển. Phải nghĩ ra cách mang cát sỏi vào túi áo cho nặng cân mới đủ tiêu chuẩn.

Vào bộ đội, anh được dư nhiều chiến dịch, lập nhiều chiến công, là chiến sĩ thi đua liên tục và được kết nạp Đảng.

Cuối năm 1953, đơn vị của Phan Đình Giót được lệnh lên Tây Bắc tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đơn vị anh được phân công đánh đồn Him Lam, mở màn cho chiến dịch. Đồn Him Lam ở trên một quả đối cao, rất dốc. Năm hỏa điểm địch chĩa xuống tuôn đạn như mưa.

Vượt qua một con suối, một bãi phẳng, đại bội bộ phá của Giót đến vị trí xuất phát phong, thì trời đã ngã chiều. Chỉ còn năm phút nữa là đến giờ nổ súng, nhưng các đội hỏa lực của tiểu đoàn yểm trợ cho đơn vị bộc phá của Giót bị địch phát hiện, chúng tập trong các cỡ súng và đại bác vào đó. Lửa cháy rừng rực. Các công sự bị phá nát. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh. Đường dây liên lạc với tiểu đoàn bị đứt. Đã quá giờ tấn công ba phút.

Đại hội trưởng ruột nóng như lửa, quyết định cần phải phát hở để phối hợp chung. Các chiến sĩ đánh bộ phá ôm ống thuốc chạy vụt lên. Tiếng nổ rung chuyển mặt đất.
Mũi tiến công của Giót đã đánh đến quả thứ tám mà hàng rào chưa mở xong. Đến lượt Giót đánh quả thứ chín và mở thêm được ba mét rào. Khi quay lại, Giót bị trúng đạn vào đùi, quần đẫm máu. Chính trị viên thét gọi anh về quân y, nhưng anh không nghe thấy, lao ngay lên thay đồng chí chiến sĩ đánh quả thứ muới vừa bị trúng đạn ngã vật. Giót nhào tới, kéo đạn vào chỗ khuất, rồi vác bộc phá lên đánh tiếp. Bốn mươi thước rào bị phá tung. Cửa đã mở. Xung kích ào ào tiến lên, con Phan Đình Giót nằm ngất lịm. Khi tỉnh lại, anh thấy nhiều bóng người ngã trước mặt. Thì ra đồng đội không tiến được nữa vì năm hỏa điểm của địch bắn chéo cánh sẻ ra rất ác liệt. Lập tức anh lật người, cùng đồng đội ném lựu đạn, thủ pháo liên tiếp diệt người mấyhỏa điểm. Bóng xung kích thoáng. Nhưng hỏa điểm số 3 đanh bắn như đổ đạn ngăn bước xung kính. Phan Đình Giót lại bị đạn xuyên qua bả vai. Anh nén đau, nghiến răng vung tay ném thủ pháo nhưng quả nào cũng đều nổ ngoài lô cốt. Nhìn hỏa điểm số 3 vẫn xối đạn, xung kích ứ lại, Giót như phát điên. Phải tìm cách bịt nó lại. Giót gắng nhích lên, có cảm giác đồng đội đang hy vọng ở anh. Anh ném hết số lựu đạn còn lại rồi ngả noời úp chặt lưng che kín lỗ châu mai số 3 khiến nó đang nhả đạn phải câm bặt.

Chỉ chờ có thế, xung kích lớp lớp lao lên, xông thẳng vào đồn địch. Toàn bộ cứ điểm Him Lam bị san phẳng. Chiến công ấy mở đầu thắng lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

 

Trần văn ơn

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn

 

 

Anh hùng Trần Văn Ơn sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khi hy sinh, anh là hội viên Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam bộ.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn theo học năm thứ nhất bậc cao tiểu học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Năm học 1947 – 1948, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước tại trường và gia nhập Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam bộ.

Trần Văn Ơn đã vận động nhiều học sinh tham gia bãi khoá phản đối vua bù nhìn Bảo Đại đến trường, tổ chức mítting kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5. Anh đã từng đọc các sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa Mác, về Liên Xô và chuyền tay cho một số bạn bè cùng đọc, coi đó như một phần của công tác tuyên truyền. Anh được Đảng đoàn học sinh phân công đi học hè ở các trường tư thục để tìm quần chúng tốt, phát triển thêm mạng lưới cơ sở Hội học sinh Việt Nam.

Sáng ngày 9-1-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đoàn biểu tình với hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu đòi quyền lợi cho học sinh, phản đối độc lập giả hiệu. Vào lúc 13 giờ, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính lê dương bao vây khu vực học sinh biểu tình. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với dùi cui, che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thoát ra ngoài. Trước nguy cơ bị bắt, anh đã đạp đỗ hàng rào sắt hướng dẫn cho các bạn rút lui. Bọn địch nổ súng, Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh. Ngày 12-1-1950 hàng vạn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn và đây trở thành cuộc biểu dương sức mạnh, lòng căm thù của nhân dân Sài Gòn - Gia Định đối với giặc Pháp.

Ngày 23-3-2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tác giả: Nguyễn Tiến Vượng

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

20/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: công tác Dân vận 2024

Ngày ban hành: 16/04/2024

CV số 66/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Thực hiện học bạ điển tử

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tổ chức Ngày sách và VH đọc

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác quản lý và bảo đảm AT cho trẻ trong các CSGD MN trên địa bàn huyện

Ngày ban hành: 12/04/2024

KH số 19/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 01/04/2024. Trích yếu: Thi hành PL

Ngày ban hành: 01/04/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay561
  • Tháng hiện tại13,377
  • Tổng lượt truy cập888,511
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây