TRƯỜNG TH AN LẬP
THƯ VIỆN
GIỚI THIỆU SÁCH
Tháng 10 – 2014
CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20 – 10
Thật không gì ý nghĩa và nhân văn hơn khi suốt mấy chục năm qua, dân tộc đã giành ngày 20 – 10 để tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Không đáng tôn vinh sao được khi trong bất cứ lĩnh vực nào từ lao động, chiến đấu đến đời sống gia đình, hoạt động xã hội mà lại không có bóng dáng của người phụ nữ chịu thương, chịu khó và biết hy sinh.
Ngày nay, phụ nữ đã vươn xa, thực sự hòa nhập mạnh mẽ vào xã hội với bao công việc, trọng trách mà gần như sự khác biệt về giới tính không còn là ranh giới cố hữu. Từ đấy, vẻ đẹp kinh điển của người phụ nữ trong các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là chất mỹ miều, mềm mại mà còn là nét đẹp của sự lao động sáng tạo, sự vươn lên và hòa mình trong thực tế sống động của xã hội.
Thật khó để tìm được những từ ngữ để diễn tả sự hi sinh và tài đức của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay. Để hiểu thêm về thân phận của người phụ nữ và có thêm cơ sở để hiểu sâu và yêu quý sách, đến với buổi giới thiệu sách hôm nay, xin giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường một số cuốn sách nói về người phụ nữ.
Bùi Thị Xuân – nữ đô đốc đội quân voi/ Hoài Anh.- Kim Đồng, 2010.
Với từng trang sách được vẽ màu sống động hấp dẫn đã tái hiện lại cuộc đời, con người và những cống hiến của nữ đô đốc Bùi Thị Xuân cho lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Cầm cuốn sách lên và lật từng trang giấy, chúng ta mới thấy được bà là 1 người phụ nữ tài giỏi, có nhan sắc, khéo tay và viết chữ đẹp. Đặc biệt bà rất giỏi kiếm thuật, còn giỏi cả bắn cung, cưỡi ngựa và huấn luyện voi. Chính vì thế, sau này bà đã dùng kiếm để giải nguy cho Trần Quang Diệu khi vị tráng sĩ này bị 1 con hổ dữ tấn công. Và cũng từ lần gặp này hai người trở thành vợ chồng. Hai vợ chồng bà đều là những dũng tướng tài giỏi của nghĩa quân Tây Sơn.
Các em đã bao giờ được nhìn thấy voi chưa? Ở đâu?
Vậy các em đã được nhìn thấy người ta huấn luyện voi chưa? Muốn cho voi đi sang trái, sang phải, tiến lên phía trước, lùi ra sau thì làm như thế nào nhỉ?
Trong cuốn sách này đã giới thiệu cách bà Bùi Thị Xuân huấn luyện voi như thế nào đó các em ạ. Bà đã được Nguyễn Huệ giao chỉ huy đội quân voi và góp phần quan trọng vào chiến thắng Kỷ Dậu 1789, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Về sau, bà bị Nguyễn Ánhb bắt và đã hi sinh anh dũng, xứng đáng được tôn vinh là 1 hào kiệt đất phương Nam.
Tình mẫu tử/ Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên.- Nxb Trẻ, 95 tr
Cuốn sách là tập 1 trong bộ sách 500 câu chuyện đạo đức, gồm 14 câu chuyện cảm động về tình mẹ con.
Xin được phép trích dẫn 1 đoạn trong cuốn sách như sau: “ Mẹ ơi! Ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện không phải là việc mất thời giờ đâu. Những câu chuyện ngày xưa của mẹ giúp con trở về với tuổi thơ hạnh phúc của mình trên những thảm cỏ của điền trang. Nét mặt thanh thản của mẹ giúp con có thêm nghị lực trong cuộc sống. Giọng nói êm ái của mẹ giúp con yêu cuộc sống hơn. Lòng nhân ái của mẹ giúp con yêu thương mọi người xung quanh hơn”.
Nghe xong đoạn trích trên các em có cảm nhận gì ?
Có lẽ chẳng có 1 đứa trẻ nào lại không thích nghe mẹ mình kể chuyện. Cho dù câu chuyện đó đã được kể đi kể lại nhiều lần. Mỗi lần nghe, ta lại có 1 cảm nhận mới và có những thắc mắc mới. Những câu chuyện kể sẽ in đậm trong tâm trí con trẻ và góp phần hình thành nên nhân cách của 1 con người. Cho dù các em có vui thú đến đâu thì không gì có thể thay thế được việc ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện khi các em còn bé. Bởi vì người mẹ bao giờ cũng là chỗ dựa tinh thần cho con cái.
Các em thân mến!
Điều tốt đẹp nhất mà tạo hóa đã dựng nên, đó là tình mẫu tử. Với con người, tình mẫu tử là điều thiêng liêng nhất. Người ta không thể trở nên tốt đẹp nếu sống bất hiếu với mẹ mình. Tình mẫu tử thiêng liêng đã gắn kết mẹ với con từ khi còn trong trứng nước. Mẹ đã cưu mang chăm sóc con, từ miếng ăn đến giấc ngủ, lo lắng cho con mãi mãi
Các