TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ DẦU TIẾNG

Thứ tư - 30/10/2013 09:13
TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ DẦU TIẾNG

ĐẢNG ỦY XÃ AN LẬP

CHI BỘ TIỂU HỌC AN LẬP

                                   ***

Họ và tên; Nguyễn Thành Trung

Năm sinh:  1978

Địa chỉ:  Trường TH An Lập

 

BÀI DỰ THI

Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Dầu Tiếng (giai đoạn 1975 – 2010)

 

Câu 1. Trả lời:

* Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể sau khi huyện Dầu Tiếng được giải phóng ngày 13/3/1975:

- Ngay từ những ngày đầu sau khi huyện hoàn toàn được giải phóng (13/03/1975), Huyện Ủy cùng Ủy ban Quân quản tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hàng loạt công việc cấp bách vô cùng phức tạp, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn, cứu đói, cứu đau cho nhân dân. Ta tổ chức đưa đồng bào các ấp chiến lược và trong thị trấn vừa được giải phóng ra các làng xung quanh, bước đầu ổn định nơi ăn chốn ở. Huyện ủy tập trung cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cùng lực lượng vũ trang huyện phối hợp các đội công tác của các đơn vị bộ đội chủ lực và sự hỗ trợ của nhân dân truy bắt bọn ác ôn và tàn binh địch; tổ chức quản lý các cơ sở kinh tế - xã hội phục vụ đời sống dân sinh trong thị trấn.

- Để tránh địch phá hoại hủy diệt bằng phi pháo, ngay trong ngày 13 và ngày 14-3-1975, Huyện ủy cùng Ủy ban Quân quản chỉ đạo tổ chức tháo gỡ máy móc nhà máy chế biến mủ đưa ra lô cao su cất giữ bảo quản. Số quần chúng từ trong thị trấn chuyển về các làng, các xã giải phóng, được cán bộ các đoàn thể và đồng bào tại chỗ giúp đỡ vượt qua khó khăn. Cùng với số lương thực dự trữ của huyện và sự hỗ trợ của đoàn 235 của Miền, các đoàn công tác của huyện kịp thời cấp phát cho đồng bào hơn chục tấn gạo, một tấn muối. Cấp ủy, chính quyền, cán bộ mặt trận, đoàn thể và lực lượng vũ trang của huyện đến thăm hỏi động viên, phổ biến, tuyên truyền nội dung thông báo về 10 điều quy định sau giải phóng của Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thủ Dấu Một (tỉnh Bình Dương ngày nay). Nhiều giai đình đồng bào trong thị trấn sơ tán bị bom đạn làm hư hỏng nhà cửa, tài sản, đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng rất phấn khởi khi thấy quê hương được giải phóng, tích cực tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Sauk khi tình hình trong thị trấn ổn định, nhiều gia đình là chủ các tiệm quán sơ tán về các làng đã trở lại, sớm ổn định cuộc sống, mở cửa buôn bán và chấp hành giá cả của cơ quan kinh tài chính quyền cách mạng quy định tạm thời. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Quân quản huyện, một số gia đình vùng mới giải phóng dù còn thiếu thốn vẫn tình nguyện bán thóc, gạo cho cách mạng để cứu đói những gia đình đang gặp khó khăn về lương thực.

- Trước những yêu cầu mới về nhiệm vụ tiến công địch ở phía trước, cuối tháng 3-1975, hầu hết các đơn vị chủ lực đứng chân trên địa bàn Dầu Tiếng được lệnh hành quân tiến về giải phóng Sài Gòn, những bộ phận phục vụ, bảo đảm hậu cần ở lại, phối hợp cùng lực lượng của huyện ổn định đời sống nhân dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương.

- Ngày 26/3/1975, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy miền Đông và Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Ủy ban Quân quản huyện bàn giao nhiệm vụ quản lý, điều hành chính quyền cho Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Dầu Tiếng, do đồng chí Trương Văn Tươi (Tư Cao), Bí thư Huyện ủy, giữ chức Chủ Tịch; đồng chí Nguyễn Văn Thượng (Ba Thương), Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Dầu Tiếng.

- Trong thời gian chỉ hai tuần lễ (Từ ngày 13 đến ngày 26-3-1975), Ủy ban Quân quản cùng các lực lượng địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng Sư đoàn 9 và các đơn vị bộ đội chủ lực đứng chân trên địa bàn, đã nhanh chóng truy bắt bọn ác ôn, bọn tàn binh ngụy lẩn trốn, sớm ổn định tình hình trong thị trấn; giải quyết cứu đau, cứu đói, ổn định bước đầu nơi ăn, ở cho nhân dân trong thị trấn tạm sơ tán ra các làng, xã mới giải phóng.

- Sau khi tiếp nhận bàn giao từ Ủy ban Quân quản, Huyện ủy cùng Ủy ban nhân dân cách mạng huyện tiếp tục động viên các lực lượng giữ vững an ninh, chính trị, ổn định đời sống nhân dân,khôi phục sản xuất rau màu,lương thực, huy động nguồn lực cho nhiệm vụ tác chiến của các lực lượng vũ trang tỉnh chiến đấu và phát động quần chúng nỗi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Trong bộn bề công việc, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Dầu Tiếng xác định rõ nhiệm vụ cấp bách là xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, khôi phục và phát triển sản xuất; trước mắt, tập trung khai hoang, phục hóa, phục hồi sản xuất nông nghiệp, khẩn trương giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

- Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng sau khi đánh đổ chính quyền tay sai là nắm vững chuyên chính vô sản để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

- Đoàn thanh niên đã thu hút được đông đảo lực lượng nam, nữ thanh niên tham gia. Cùng với việc củng cố, xây dựng các chi đoàn (10 chi đoàn, với 57 đoàn viên). Đoàn thanh niên và Hội thanh niên thu hút hàng trăm nam, nữ thanh niên trong các khu ấp vùng mới giài phóng của huyện tham gia vào các tổ chức Hội thanh niên giải phóng và các đoàn thể quần chúng. Đến tháng 3-1976, số hội viên Hội thanh niên giải phóng trong huyện đã có 558 hội viên; tổ chức công đoàn có 438 đoàn viên; phụ nữ có 1.941 hội viên; nông hội có 52 hội viên. Các đoàn thể quần chúng trở thành lực lượng tích cực tham gia củng cố, xây dựng chính quyền, giữ vững an ninh chính trị, ổn định xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, khai hoang phục hóa, làm thủy lợi, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

- Sau khi tỉnh Sông Bé được thành lập (tháng 2-1976), thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho huyện và cơ sở xã, ấp của Dầu Tiếng được đẩy mạnh hơn. Những quần chúng tích cực, trung kiên, nhất là lớp trẻ đã được rèn luyện,thử thách qua các phong trào cách mạng, được tuyển chọn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tại trường đảng và các lớp bồi dưỡng ngắn ngày của các ngành trong tỉnh như: Tuyên huấn, thanh niên, phụ nữ, giáo dục, công an, quân sự, thương nghiệp… Thực chủ trương của tỉnh, huyện đã tập hợp số nhân viên chế độ cũ thuộc các ngành, nghề như y tế, giáo dục, điện nước… động viên khuyến khích họ trở lại làm việc, nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, chung sức xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

* Nội dung chủ yếu của công cuộc khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống nhân dân sau ngày giải phóng huyện Dầu Tiếng:

- Sau giải phóng, Đảng bộ, chính quyền huyện Dầu Tiếng cùng lúc phải tập trung lãnh đạo giải quyết nhiều công việc cấp bách: thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản từ huyện đến xã, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội; động viên nhân dân vượt qua đau thương, mất mát, chung sức, chung lòng, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống. Trước mắt, các tầng lớp nhân dân lao động còn quá thiếu thốn, nhất là vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng nhu phẩm thiết yếu, nhưng tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân huyện Dầu Tiếng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào chính quyền cách mạng, tiếp tục đi theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã vạch ra.

- Ngày 25-4-1976, hơn 98% cử tri trong huyện phấn khởi, hân hoan cầm lá phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Mỗi lá phiếu cử tri của huyện Dầu Tiếng tham gia bỏ phiếu bầu người đại biểu của mình là thể hiện tinh thần yêu nước, nguyện vọng thiết tha với độc lập, thống nhất và tán thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng lãnh đạo. Đó cũng là mơ ước, nguyện vọng của các thế hệ công nhân đồn điền cao su và các tầng lớp nhân dân Dầu Tiếng đã chẳng tiếc máu xương trong cuộc chiến tranh giải phóng cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn, cùng nhân dân cả nước xây dựng lại quê hương, đất nước.

- Công tác củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng tuy còn nhiều việc phải tiếp tục thực hiện, nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Dầu Tiếng nhất định sẽ tái thiết, xây dựng lại quê hương đi đến ấm no, hạnh phúc, dù con đường ở phía trước còn nhiều khó khăn thử thách, lâu dài và gian khổ.

Câu 2. Trả lời:

- Hai huyện Dầu Tiếng và Bến Cát sáp nhập vào ngày 5/10/1976, lấy tên gọi là huyện Bến Cát, có 24 xã và 01 Thị Trấn.

- Các đồng chí Bí thư và Phó Bí thư trong thời kỳ đầu sáp nhập huyện: Đồng chí Nguyễn Hữu Ý được chỉ định giữ chức vụ Bí thư; Các đồng chí Trương Văn Tươi (tức Tư Cao), Trương Văn Quyết, Nguyễn Văn Không giữ chức vụ phó Bí thư.

- Công tác củng cố tổ chức đoàn thể sau ngày sáp nhập: Sau đại hội Đảng bộ huyện,  Huyện ủy tập trung chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại  hội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng và công tác củng cố, xây dựng Đảng, bộ máy chính quyền, các đoàn thể quần chúng.

- Quán triệt của Ban bí thư Trung ương Đảng và chấp hành chỉ Thị  số 07-CT/TU ngày 5/6/1978 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng, trong quý III năm 1978, Huyện ủy Bến Cát đã triển khai tiến hành củng cố cơ sở. Huyện ủy chỉ rõ 3 nhiệm vụ về củng cố cơ sở; củng cố xây dựng Đảng của Đảng bộ trong thời gian sắp tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng Đảng viên về mọi mặt; Xây dựng củng cố vũng chắc các tổ chức cơ sở đảng, nhất là ở xã và một số cơ quan, xí nghiệp để thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào quần chúng; mạnh dạn lựa chọn người ưu tú, tích cực trong phong trào quần chúng để phát triển Đảng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra; kiến quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên, theo tinh thần Chỉ thị số 07-CT/TU của tỉnh ủy. Thực hiện củng cố cơ sở lần này nhằm nhanh chống tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và tổ chức, tác phong và lế lối làm việc ở xã, ấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo đảm hiệu lực lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và sản sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Ban thường vụ huyện ủy quyết định một số biện pháp tổ chức thực hiện, quy định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy cơ sở, nhất là các xã, cơ quan trọng điểm củng cố đợt này. Huyện ủy phân công một số đồng chí trong Ban thường vụ cùng cán bộ các ban đảng, phối hợp với đoàn củng cố cơ sở của tỉnh ủy, bố trí các xã Định Thành, Mỹ Phước, Thanh Tuyền, Thanh An, Hòa Lợi, Cây Trường II. Các xã còn lại  và một số cơ quan đơn vị tự kiểm tra đánh giá theo nội dung hướng dẫn Ban tổ chức.

- Tiếp thu các chỉ thị, Ngị quyết của trên về công tác xây dựng đảng, đấu tranh chống tiêu cực trong đảng và chính quyền; về cải tạo nông nghiệp; về thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách lương thực, … Cấp ủy các chi bộ, đảng bộ cơ sở đã tiến hành sinh hoạt kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò trách nhiệm của mình trong những năm qua, chỉ ra những ưu khuyết điểm của từng chi bộ, từng đồng chí cấp ủy viên và đề ra nghị quyết lãnh đạo khắc phục thiếu sót.

Tham gia đóng góp xây dựng đảng chính quyền, quần chúng đã có hàng ngàn ý kiến phản ánh cho Đảng những sai phạm của cán bộ, đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng (chi bộ), chính quyền ở xã ấp. Nhiều quần chúng thổ .lộ đây là lần đầu tiên sau giải phóng được tham dự học tập chính trị rộng rãi, được tự do cỡi mở, đóng góp ý kiến chân tình đối với tổ chức đảng, chính quyền cơ sở.

- Xác định củng cố cơ sở là công tác trọng tâm thường xuyên của địa phương, Huyện ủy chỉ đạo các ban đảng cùng mặt trận và các đoàn thể của huyện có kế hoạch củng cố các đoàn thể, phát động quần chúng, lựa chọn người tốt, bồi dưỡng đào tạo, bổ sung cán bộ đáp ứng cho phong trào thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố cơ sở phải gắn bó các mặt công tác thường xuyên, nhất là cải tạo nông nghiệp và công – thương nghiệp, thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trên địa bàn huyện trong tình hình mới.

Câu 3. Trả lời:

- Huyện Dầu Tiếng tái lập vào ngày  20/08/1999 và chính thức đia vào hoạt động ngày 01 tháng 09 năm 1999.

- Địa giới hành chính của huyện Dầu Tiếng sau ngày 30/04/1975 đến năm 2010. Dầu Tiếng thời Pháp thuộc (Trước cách mạng tháng tám năm 1945) cũng như trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) thuộc huyện Bến Cát. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, yêu cầu nhiệm vụ cách mạnh, địa bàn huyện Bến Cát – Dầu Tiếng đã qua nhiếu lần chia tách, sáp nhập, Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, do yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong giai đoạn cách mạnh mới, ngày 2/7/1976, Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp tỉnh Sông Bé. Đến tháng 10 năm 1976 hai huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, hợp nhất thành một huyện lấy tên là huyện Bến Cát, với 24 xã, 01 Thị Trấn. Huyện Bến Cát trở thành 01 trong 09 huyện, Thị xã của tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ.

- Trước yêu cầu đổi mới xây dựng đất nước, nhằm tạo điều kiền kiện cho mỗi địa phương có thể phát huy cao độ tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Quốc Hội khóa IX nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (kỳ họp thứ 10, tháng 01 năm 1996) đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo tinh thần đó tỉnh Sông Bé được tách ra, tái lập hai tỉnh mới là Bình Dương, Bình Phước và đã chính thức đi vào hoạt động từng ngày 01/01/1997. Địa bàn Dầu Tiếng vẫn thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

- Ngày 20/08/1999, đánh dấu một sự thay đổi quan trọng vế địa giới và cơ cấu hành chính của huyện Dầu Tiếng. Theo Nghị Định 58/1999/NĐ-CP của Chính Phủ, tình Bình Dương  tái lập ba huyện, gồm Dầu Tiếng, Dĩ An và Phú Giáo. Huyện Dầu Tiếng được tái lập (Tách ra từ huyện Bến Cát) với các cơ cấu hành chính của huyện là 10 xã và 01 Thị Trấn, gồm các xã; Định Hiệp, Định An, An Lập, Thanh An, Thanh Tuyền, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh và Thị Trấn Dầu Tiếng.

- Thực hiện Nghị Định số 156/2003/NĐ-CP của Chính Phủ, tháng 02/2003, huyện Dầu Tiếng thành lập thêm xã mới Định Thành. Như vậy, tính đến nay (cuối năm 2010), huyện Dầu Tiếng có cơ cấu hành chính 11 xã và 01 Thị Trấn.

- Huyện Dầu Tiếng được công nhận anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 11/03/2005, có 5 xã ( Thanh An ngày 06/11/1978, Thanh Tuyền ngày 20/12/1998, Minh Thạnh ngày 20/12/1994, Định Hiệp ngày 24/06/2005, An Lập ngày 24/06/2005) và 01 Thị Trấn ngày 24/06/2005, cùng với Công Ty Cao Su Dầu Tiếng.

Câu 4. Trả lời:

* Thuận lợi và khó khăn:  

Nhằm tạo điều kiện cho mỗi địa phương không ngừng phát huy tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, sau khi tái lập tỉnh (tháng 1 – 1997), Tỉnh ủy có chủ trương chia tách ba huyện: Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát.

Ngày 20/8/1999 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNamra Nghị định số 58/1999/NĐ-CP, tái lập huyện: Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo của tỉnh Bình Dương.

Huyện Dầu Tiếng được tái lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bến Cát và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1999.

Huyện Dầu Tiếng được thành lập trở thành một bảy huyện Thị của tỉnh Bình Dương. Nằm ở phía Bắc – Tây Bắc của tỉnh, phía Đông và Đông Năm huyện Dầu Tiếng giáp huyện Bến Cát; Phía Tây – Tây Bắc và Tây Nam gip tỉnh Tây Ninh; phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Trung tâm hành chính của huyện là Thị Trấn Dầu Tiếng, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 52 km theo đường ĐT 744.

Huyện Dầu Tiếng khi tái lập có diện tích tự nhiên 720,10 km2, dân số 85.207 người, mật độ trung bình 118 người/km2, với tổ chức hành chính gồm 10 xã và 01 Thị Trấn.

Ngay sau khi Chính phủ có Nghị định số 58/1999/NĐ-CP tái lập huyện Dầu Tiếng, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã có quyết định số 188-QĐ/TU ngày 6/8/1999, về việc thành lập Đảng bộ huyện Dầu Tiếng trực thuộc Tỉnh ủy (trên cơ sở chia tách Đảng bộ huyện Bến Cát thành hai Đảng bộ: Đảng bộ huyện Bến Cát và Đảng bộ huyện Dầu Tiếng). Ban thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Dầu Tiếng gồm 29 đồng chí; chỉ định Ban thường vụ lâm thời 9 đồng chí, gồm:

Nguyễn Thị Tuyết: giữ chức vụ Bí thư.

Nguyễn Văn Mom: Phó bí thư thường trực.

Nguyễn Công Thanh: Phó bí thư huyện ủy – Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng.

Lâm Thanh Việt: ủy viên thường vụ - Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Dầu Tiếng.

Nguyễn Tiến Xuân: ủy viên thường vụ - Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Huyện ủy.

Lê Quang Minh: ủy viên thường vụ - Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy.

Võ Kim Liên: ủy viên thường vụ - Trưởng ban Dân vận huyện ủy.

Triệu Văn Nhở: ủy viên thường vụ - Huyện đội trưởng.

Nguyễn Văn Dũng: ủy viên thường vụ - Trưởng công an huyện.

Từ năm 1996, được trung ương Đoàn xác định là một trong bốn tỉnh, thành phố, (Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu), thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các tỉnh liên vùng, ngoài vùng và cả quốc tế. Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Những “lợi thế” của tỉnh đã nhanh chóng phát huy tác dụng đối với hai huyện Thuận An và Dĩ An, nơi có “địa lợi” nhất. Đến năm 1999, toàn tỉnh đã có 280 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép; trong đó, có 147 cơ sở sản xuất công nhiệp. Hầu hết dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng như cơ sở công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận An, Dĩ An, là địa bàn phát triển công nghiệp của tỉnh. Các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu Một, mỗi nơi có hơn 20 dự án, ít nhất là huyện Phú Giáo cũng là một dự án. Trong khi đó, Dầu Tiếng chưa có một dứ án đầu tư trực tiếp nào của nước ngoài. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho địa bàn của huyện Dầu Tiếng nhiều năm liền cũng hạn chế.

Địa bàn huyện Dầu Tiếng với điều kiện vị trí địa lý cách xa trung tâm tỉnh lỵ và Thành phồ Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông chưa phát triển nên chưa thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội so với các huyện phíaNamcủa tỉnh. Huyện được tái lập là cơ sở cho tỉnh tập trung đầu tư nhiều hơn nữa, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy hơn nữa tiềm năng (đất đai, lao động) các nguồn lực của địa phương và đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh; kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.

* Ý nghĩa quyết định cho việc phát triển kinh tế  - xã hội của huyện Dầu Tiếng.

Trên cơ sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bến Cát lần thứ VII (1996 – 2000), sau khi tái lập huyện, Huyện ủy lâm thời Dầu Tiếng xác định nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế của huyện.

Với đạt điểm của địa bàn là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su), chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của địa phương, chủ trương của huyện là phát triển nông nghiệp toàn diện, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi không chỉ đến năm 2000 mà định hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo, nhằm tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.

Về kinh tế: đến cuối năm 2012 tăng trưởng kinh tế của huyện đạt ở mức 10,8%. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,88%, thương mại dịch vụ tăng 14,38%, công nghiệp xây dựng tăng 15,9%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo đúng lđịnh hướng, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và thương mại – dịch vụ, với tỷ lệ tương ứng: nông nghiệp 36,9% thương mại – dịch vụ 33,2% thu nhập bình quân đầu người đạt 26,8 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên ,địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 10%. Các tổ chức tính dụng, ngân hàng mở chi nhánh được thành lập và hoạt động trên địa bàn huyện ngày càng nhiều, góp phần bổ sung nguồn vốn cho vay phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về văn hóa xã hội: cùng với việc tập trung pgat1 triển kinh tề, Đảng bộ huyện Dầu Tiếng đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội, không ngừng chăm lo vật chất đời sống tinh thần cho nhân dân.

Trên lĩnh vực giáo dục, chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên; cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, mở theo hướng chuẩn hóa gắn với lầu hóa đồng bộ và đầu tư bổ sung trang thiết bị, toàn huyện hiện có 50 đơn vị trường học, 09 trường đạt chuẩn quốc gia.

Câu 5. Trả lời:

- Đại hội đại biểu huyện Dầu Tiếng lần thứ I của Đảng bộ huyện Dầu Tiếng diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/11/2000. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp Hành Đảng bộ huyện khóa I có 33 đồng chí, Ban thường vụ gồm 11 đồng chí: (tên các đồng chí trong BCH)

1. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết: Bí thư huyện ủy.

2. Đồng chí Nguyễn Văn Mom: Phó bí thư thường trực.

3. Đồng chí Nguyễn Công Thanh: Phó Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân huyện.

4. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng: ủy viên Thường vụ, Phó chủ tịch ủy ban nhân huyện.

5. Đồng chí Trần Chí Thanh: ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

6. Đồng chí Lâm Thanh Việt: ủy viên thường vụ, Trưởng ban tổ chức huyện ủy.

7. Đồng chí Nguyễn Tiến Xuân: ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm ủy Ban kiểm tra huyện ủy.

8. Đồng chí Lê Quang Minh: ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy.

9. Đồng chí Võ Kim Liên: ủy viên thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy.

10. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: ủy viên Thường vụ, Trưởng công an huyện.

11. Đồng chí Huỳnh Trọng Thời: ủy viên Thường vụ, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện.

12. Đồng chí Đặng Văn Chí: huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy Thị Trấn Dầu Tiếng.

13. Đồng chí Nguyễn Hiến Chương: huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Định Hiệp.

14. Đồng chí Nguyễn Văn Dương:  huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Long Hòa.

15. Đồng chí Bùi Văn Hải: huyện ủy viên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy.

16. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa: huyện ủy viên, huyện Đội phó.

17. Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Lệ: huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện.

18. Đồng chí Nguyễn Tấn Lực: huyện ủy viên, Trưởng phòng tài chính – kế hoạch.

19. Đồng chí Huỳnh Văn Mẫm: huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông Dân huyện.

20. Đồng chí Hồ Phát: huyện ủy viên, Trưởng phòng Tư pháp huyện.

21. Đồng chí Trần Văn Phong: huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Minh Thạnh.

22. Đồng chí Nguyễn Thanh Phương: huyện ủy viên, Phó trưởng công an huyện.

23. Đồng chí Trần Văn Phước: huyện ủy viên, Chi cục trưởng chi cục thuế.

24. Đồng chí Võ Văn Sáng: huyện ủy viên, Trưởng Phòng Kinh tế, kỷ thuật.

25. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Sơn: huyện ủy viên, Phó chủ tịch HĐND huyện.

26. Đồng chí Nguyễn Hữu Thành: huyện ủy viên, Viện trưởng việm kiểm sát.

27. Đồng chí Nguyễn Thị Thu: huyện ủy viên, Trưởng phòng giáo dục.

28. Đồng chí Trần Quốc To: huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Định An.

29. Đồng chí Nguyễn Văn Tổng: huyện ủy viên, Chánh thanh tra.

30. Đồng chí Phan Bảo Toàn: huyện ủy viên, Chủ tịch liên đoàn lao động.

31. Đồng chí Phạm Minh Tuấn: huyện ủy viên, Chánh văn phòng huyện ủy.

32. Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Tuyết: huyện ủy viên, Bí thư huyện Đoàn.

33. Đồng chí Lê Hữu Dũng: huyện ủy viên, Trưởng phòng tài nguyên môi trường.

- Những nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu đã được Đại Hội Đảng bộ huyện lần I (nhiệm kỳ 2000 – 2005) đề ra là:

+ Đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện trên cả ba lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sử dụng giống mới, năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật; củng cố mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Phát huy tối đa tiềm lực trong dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở đó tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

+ Tiếp tục cải cách hành chính bảo đảm bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, chấm dứt trình trạng trì tuệ trong xử lý các thủ tục hành chính.

+ Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo đảm giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội.

+ Phối hợp với công ty cao su Dầu Tiếng để quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ như giao thông, điện, nước, khu dân cư, khu văn hóa … phục vụ tốt đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

+ Với định hướng phấn đấu tăng nhịp độ phát triển, ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội xác định một số mục tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2000 – 2005 là: Tổng sản phẩm trong huyện tăng bình mỗi năm từ 12% đến 13% (nông nghiệp tăng 5% - 5,5%, dịch vụ tăng 25% - 26%, công nghiệp – xây dựng tăng 28% - 30%). Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 nông nghiệp chiếm 49% - 50%, dịch vụ 30% - 33%, công nghiệp – xây dựng 18% - 20%. Thu ngân sách nhà nước tăng mỗi năm 2% - 5%.

Với tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, Đảng bộ và nhân dân huyện Dầu Tiếng phấn đấu vượt qua những khó khăn, hạn chế của huyện mới tái lập, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã  hội, quốc phòng, an ninh mà Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2000 – 2005 đã đề ra.

Câu 6. Trả lời:

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện Dầu Tiếng trong 5 năm (2000 – 2005) đã có bước phát triển từ huyện đến cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (Khóa VIII) về giáo dục và đào tạo và khoa học – công nghệ, sự nghiệp giáo dục, đào tạo và khoa học –công nghệ của huyện được các cấp, các ngành tập trung chăm lo, phát huy đượv ý thức thức trách nhiệm của toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo không ngừng phát triển và có nhiều chuyển biến tốt; cơ sở vật chất, trang thiế bị được được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang; một số trường trọng điểm đã được lầu hóa. Thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” được cấp ủy, chính quyền các cấp và xã hội quan tâm. Hàng năm, trẻ em đến trường học tập bình quân đạt 99,8%, riêng tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đến trường đạt 100%. Chất lượng dạy và học ngày càng được kquan tâm của nhà trường và xã hội. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học hàng năm điều đạt cao. Từ cuối năm 2001, đã có 10/11 xã Thị trấn của huyện hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; các xã Minh Thạnh, Thanh An, Định Hiệp và Thị Trấn Dầu Tiếng đã được công nhận chuẩn quốc gia về giáo dục trung học cơ sở. huyện đã đầu tư xây dựng 44 căn nhà công vụ tạo nơi ở ổn định cho 135 giáo viên ở các nơi đến công tác tại huyện, giúp cho giáo viên ở xa yên tâm giảng dạy.Phong trào “Dạy tốt, học tốt” ngày càng tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .Đến cuối năm 2004,huyện Dầu Tiếng đã có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dụng trung học cơ sở, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 83,9%; tiến hành tổ chức thí điểm thực hiện phổ cập giáo dụng trung học phổ thông ở Thị Trấn và xã Thanh Tuyền. Năm 2005, huyện đã lập quy hoạch xây dựng trường THPT Phan Bội Châu (xã Minh Hòa) khi hoàn thành sẽ tạo đều kiện cho trên 500 học sinh THPT xã Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân và vùng phụ cận học tập thuận lợi.

Chương trình xã hội hóa giáo dục từng bước được thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Huyện và các xã Thị Trấn, cùng các trường học thành lập Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, ban đại diện cha mẹ học sinh gắn với các hoạt động, như lập quỹ bảo trợ tài năng trẻ, chăm lo học sinh nghèo hiếu học, trợ cấp đầu năm học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch cho học đường, … góp phần thiết thực chăm lo sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Sự nghiệp chăm sóc sức khỏa cho nhân dân được chú trọng trong điều kiện cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn. Năm 2000, toàn huyện có 1 phòng khám khu vực, 11 trạm y tế xã, thị trấn, với tổng số 58 cán bộ y tế. Đến năm 2005, toàn huyện đã có 14 cơ sở y tê (1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám khu vực, 12 trạm y tế xã, thị trấn), với 90 cán bộ y tế xã, thị trấn), với 90 cán bộ y tế .Phòng khám khu vực Minh Hòa được trang bị xe cứu thương. Các trạm y tế xã Định Hiệp, Thanh Tuyền và phòng khám khu vực Minh Hòa đạt chuẩn y tế quốc gia. Mạng lưới y tế công đồng được cũng cố với 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế và 8/12 xã Thị trấn có bác sĩ khám chữa bệnh. Công tác phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏa ban đầu cho nhân dân ở tuyến cơ sở ngày càng tốt hơn. Các chương trình y tế quốc gia được trển khai sâu rộng, số ca sốt rét giảm 31% và không có dịch bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 14,9%. Bệnh viện hoàn thành đã đưa vào sử dụng góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu kham chữa bệnh cho các tầng lớp nhâ dân, các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều cán bộ chuyên viên y tế cả tuyến trên và trạm y tế xã, thị trấn thể hiện y đức của người thầy thuốc trong khám chữa bệnh, hết lòng vì người bệnh, vì sức khỏe của nhân dân.

Công tác tuyên tryền vận động thực hiện các chương trình quốc gia về dân số, gia đình trẻ em, cùng với các dự án truyền thông lòng ghép dịch vụ kế hoạch hóa  gia đình được các cấp, các ngành, các đoàn thể phối hợp ngày càng sâu rộng. các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn lợi ích thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ ba …Tỷ lệ tăng dân số  tự nhiên giãm đáng kể; năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự hiên là 1,57%, đến cuối năm 2005, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn huyện chỉ còn 1,15%.

Thực hiện chương trình “bốn ổn định (sức khỏa, đời sống, việc làm và nhà ở), đối với gia đình chính sách, và công tác “Đền ơn đáp nghĩa” được cấp ủy, chính quyền, mặt trận các đoàn thể quan tâm chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn, phụng dưỡng những bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện đang sinh sống trên địa bàn, giải quyết các chính sách tồn đọng sau chiến tranh, quy tập hoài cốt liệt sĩ … Phối hợp chặt chẽ với công ty cao su Dầu Tiếng, huyện đã giải quyết tạo điều kiện cho 1.299 lao động có việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 5%; vận động kxa6y dựng bàn giao được 257 nhà tình nghĩa, 400 nhà tình thương và đã cơ bản xóa nhà tạm cho các đối tượng chính sách gặp khó khăn về nhà ở. Các đối tượng hộ nghèo, neo đơn điều được trợ cấp hàng tháng; 100% hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. các hộ đồng bào dân tộc được giúp đỡ trog quá trình sản xuất và đời sống. Thông qua các nguồn vốn, Ngân hàng chính sách xã hội, mặt trện và các đoàn thể đã giúp đỡ các đối tượng nghèo vay vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo (từ 5,34% năm 2002, đến cuối năm 2005 còn 1,24%).

Sự nghiệp văn hóa – thông tin và tể thao được các cấp, các ngành quan tâm và không ngừng được xây dựng, phát triển, tăng cường cơ sở vật chất,  kỷ thuật và đội ngũ cán bộ chuyên môn. Hoạt động văn hóa – thông tin, thể dục thể thao đã từng bước nâng cao chất lượng phong trào cơ sở. Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển rộng khắp với nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút đông đảoquần chúng tham gia và nhiệt tình ủng hộ như: hội thi, hội diễn đờn ca mừng Đảng, mừng Xuân trong các dịp tết cổ truyền, tổ chức đờn ca tài tử, hội thi nét đẹp công chức, kể chuyện sách hè cho học sinh, tổ chức đội văn nghệ, chiếu phim phục vụ nhân dân các xã, các vùng sâu, vùng xa, cùng với hoạt động bóng đá, bong chuyền, đua thuyền, chạy diệt dã leo núi cậu, võ thuật cổ truyền … góp phần ,nâng cao dân trí, động viên các tầng lớp nhân dân phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương.

Hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã được tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên môn. Năm 2000, toàn huyện có 6 xã lắp đặt đài truyền thanh cơ sở, đến năm 2003 đã có thêm 3 xã (Long Tân, Định An, Minh Hòa) được lắp đặt đài truyền thanh không dây và 12/12 xã, thị trấn trong huyện đã lắp đạt được 40 trạm truyền thanh cho các vùng sâu, vùng xa, xóa được tình trạng ấp “trắng” về thông tin. Chương trình và các chuyên mục như: tìm hiểu pháp luật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phổ biến khoa học – kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, trẻ em và gia đình, vì an ninh tổ quốc, xây dựng Đảng … với nội dungvà chất lượng tin bài các chuyên mục ngày càng phong phú, đa dạng, không ngừng đổi mới, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tháng 9 năm 2004, Huyện ủy Dầu Tiếng .mỡ hội nghị quán triệt, Hội Nghị Trung ương 9, kết luận lần thứ 10 ban chấp hành trung ương (Khóa IX) của Đảng trong những năm còn lại và tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (Khóa VIII) về”Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế, quốc tế. Sau đó, tiếp tục triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa,từng bước xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng đi vào nề nếp, thiết thực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia.

Trong 5 năm (2000 – 2005), bằng nguồn vốn ,của huyện và sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của Công ty cao su Dầu Tiếng, huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng tôn tạo các công trình lịch sử, nhà bia liệt sĩ các xã, quản lý bảo vệ Rừng lịch sữ Kiến An, di tích Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, xây dựng công viên, tượng đài …vừa thể hiện tình cảm, đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, vừa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, yêu quê hương đất nước cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong nhà trường, lực lượng thanh thiếu niên. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng bước được xây dựng và thực hiện, gắn liền với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng văn minh công sở, gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể các xã, thị trấn thực hiện ngày càng sâu rộng, đãcó tác động và chuyển biến tích cực đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Cùng với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến khích các hoạt động vui chơi lành mạnh, phù hợp với ruyền thống  văn hóa Việt Nam, huyện tăng cường hoạt động văn hóa, phòng ngừa các tệ nạn trên địa bàn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng tốt hơn. Số lượng hộ đạt tiêu chuẩn danh hiệu gia đình, khu, ấp đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học văn hóa … mỗi năm điều tăng lên. Nhiều khu, ấp đạt danh hiệu gia đình văn hóa 5 năm liền như: Khu phố 6 Thị Trấn Dầu Tiếng; ấp Núi Đất xã Định Thành; ấp Lâm Vồ, xã Thanh Tuyền; ấp Hàng Nù, xã An Lập; ấp Bàu Cây Cám, xã Thanh An; ấp Bờ Cảng, xã Long Tân; xã Định Hiệp … Ngành văn hóa thông tin – thể thao huyện nhiền năm liền được sở văn hóa thông tin và ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tặng cờ thi đua tiên tiến.

Ghi nhận những thành tích đóng góp sức người, sức của của nhân dân các dân tộc huyện Dầu Tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4 /1975 – 30/4/2005), ngày 11/3/2005, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, cho nhân dân và lực lượng vũ trang, nhân dân huyện Dầu Tiếng. Tiếp đó, ngày 24 – 6 – 2005, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân các xã Định Hiệp, An Lập và thị trấn Dầu Tiếng.

Phấn khởi đón nhận danh hiệu cao quý, toàn thể Đảng bộ, quân và nhân dân huyện Dầu Tiếng tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy truyền thống tốt đẹp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập, thống nhất nước nhà vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất (2000 – 2005) đề ra, thiết thực chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Quán triệt các nghị quyết của Trung Ương, của tỉnh ủy và nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Dầu Tiếng lần thứ nhất, trong những năm 2000 – 2005, Đảng bộ huyện Dầu Tiếng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh đạt những kết quả quan trọng.

Huyện ủy đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX), về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban tuyên giáo huyện ủy cùng cơ quan quân sự, công an, thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp, mặt trận, các đoàn thể, giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, làm thất bại những thủ đoạn chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, phá hoại tư tưởng, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đấu tranh bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ an ninh quốc gia.

Cùng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, tiềm lực quốc phòng của huyện không ngừng được tăng cường. Đến cuối năm 2005, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng đạt 3,29% dân số, tổ chức biên chế phù hợp; chất lượng, độ tin cậy ngày càng cao, huyến luyện, động viên sẳn sàng cơ động chiến đấu, phối hợp hoạt động đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ địa phương trong tình hình hiện nay. Nhiều đơn vị cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ trong 5 năm liền như: Tự vệ Nông trường cao su Trần Văn Lưu (Công ty cao su Dầu Tiếng); dân quân các xã Thanh Tuyền, Minh Tân, Long Tân, Định Hiệp, Minh Hòa và thị trấn Dầu Tiếng. Công tác gọi thanh niên nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc hàng năm đạt 100% chỉ tiêu pháp lệnh và đã trở thành ngày hội của thanh niên địa phương, với tỷ lệ thanh niên tình nguyện nhập ngũ và phục vụ lâu dài trong quân đội chiếm tỷ lệ cao.

Công tác quốc phòng quân sự địa phương với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân – xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với xây dựng khu vực phòng thủ hàng năm được bổ sung các kế hoạch, phương án. Hàng năm, huyện và các xã, thị trấn tiến hành diễn tập, huy động lực lượng dự bị và động viên một phần nền kinh tế quốc dân teo kế hoạch phòng thủ, qua đó không ngừng bổ sung và kế hoạch phòng thủ của địa phương. Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt của sông sài gòn, sông Thị Tính (thị trấn Dầu Tiếng, xã Thanh An, Thanh Tuyền, An Lập …), tổ chức diễn tập xử lý tình huống phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, góp phần tác động tích cực nâng cao ý thức của cán bộ các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, chuẩn bị các phương án, kế hoạch, sẳn sàng đối phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân khi bão lũ xẩy ra.

Thực hiện chỉ Thị số 02-CT/TW của Bộ chính trị, huyện ủy đã chỉ đạo các cấp, bố trí sắp xếp cho cán bộ dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng của quân khu, tỉnh và huyện tổ chức theo phân cấp. Công tác giáo dục kiến thức quốc phòng và hướng nghiệp tuyển sinh quân sự được cơ quan Quân sự huyện phối hợp với Đoàn Thanh Niên, Hội Cựu Chiến Binh của huyện tổ chức huấn luyện, học tập bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc cho các em. Qua đó, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên và nhân dân được nâng lên, góp phần tích cực vào việc phòng chống, làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên địa bàn huyện.

Thực hiện chương trình chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, ủy ban nhân dân huyện đã tăng cường chỉ đạo lực lượng công an và quân sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận, các ban, ngành đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham gia. Lực lượng công an, bảo vệ các nông trường cao su của Công ty cao su Dầu Tiếng, cùng với nhân dân thường trực các xã, hoạt động bảo vệ ngăn chặn tình trạng ăn cắp mủ ở các vùng cao su được công nhân các nông trường và nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Đại hội Đảng bầu cử Hội Đồng nhân dân các cấp, các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, những ngày lễ, tết hàng năm được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh bảo vệ Tổ Quốc với các tổ chức an ninh nhân dân xây dựng trong từng khu, ấp, được nhân dân tích cực tham gia, đấu tranh ngăn chặn kịp thời những điểm nóng (khu vực lòng Hồ Dầu Tiếng – Núi Cậu), từng bước hạn chế hoạt động của các tệ nạn xã hội.

Nhờ chủ động phòng ngừa, công tác quả lý Nhà nước trên lĩnh vực trật tự xã hội củ huyện ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Lực lượng công an đã phối hợp chặt chẽ với mặt trận, các ban, ngành đoàn thể, các xã, thị trấn, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng củng cố thế trận lòng dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, tình hình an ninh chính trị ổn định, các loại tệ nạn xã hội được ngăn chặn có kết quả.

Trong những năm 2000 – 2005, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy của huyện Dầu Tiếng đối với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật được tăng cường. Các cơ quan bảo vệ Pháp luật phối hợp các cấp, các ngành, mặt trận, các đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan ban ngành, đoàn thể của huyện đến các xã, thị trấn, xây dựng tủ sách pháp luật, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân tìm hiểu, nắm vững những điều luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ thiết thân, góp phần xây dựng ý thức của mỗi người sống và làm việc theo pháp luật ở nơi công sở, củng như trong cộng đồng dân cư.

Quán triệt Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị và Chỉ Thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, Huyện ủy đã triển khai chương trình hành động của Huyện ủy về công tác cải cách tư pháp trong tình hình mới cho cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn. Hoạt động của các ngành tư pháp đã từng bước nâng cao trách nhiệm, đảm bảo thực thi pháp luật chặt chẽ, đúng pháp luật, ít oan sai. Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại được tăng cường. Các cơ quan Nội chính đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Công tác giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại của công dân được các cấp, các ngành tập trung giải quyết tích cực, hạn chế đùng đẩy gây chậm trễ, phiền nhân dân. Những cán bộ chuyên môn được phân công giải quyết khiếu nại của nhân dân và thực hiện “Văn minh công sở”, ngày càng tốt hơn, được nhân dân đồng tình. Nhiều đơn thư khiếu kiện của dân được các ngành chức năng phối hợp với chính quyền tổ chức hòa giải, đối thoại trực tiếp … kịp thời giải quyết những thắc mắc của người dân do chưa nắm vững những vấn đề cụ thể của pháp luật; giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân, góp phần tạo sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – anh ninh.

Câu 7. Trả lời:

* Thuận lợi: - Đảng bộ và nhân dân huyện Dầu Tiếng có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, học tập, đoàn kết thống nhất hoàn thành Nghị quyết cấp trên, đồng thời với những thành tựu cơ bản đạt được trong nhiệm kỳ 2000 – 2005, đã củng cố niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề quan trọng trên các lĩnh vực cho sự phát triển trong nhiệm kỳ 2005 – 2010. Đảng bộ huyện rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện qua thực tế, nâng cao trình độ mọi mặt, có kinh nghiệm hơn trong công tác.

* Khó khăn: - Trước những diễn biến phước tạp của tình hình trong nước và ngoài thế giới về khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, nhất là từ giữa cuối nhiệm kỳ đến nay, đã tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trục giao thông chính nối liền với trung tâm tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chưa được mở rộng nâng cấp hoàn chỉnh, nên thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp chưa nhiều; cơ cấu kinh tế còn chậm; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn; trình độ nghề nghiệp của người lao động nhìn chung chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển.

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ II, bên cạnh những thuận lợi đang xen với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng quyết tâm cao, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Dầu Tiếng đã đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh  tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

* Định hướng chung về mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đã được đề ra trong giai đoạn 2005 – 2010.

- Về Nông nghiệp và nông thôn: Xác định thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, Huyện đã và đang quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, trong đó chú trọng việc phát triển cây công nghiệp như cây cao su; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.

- Song song đó, Huyện đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cơ đưa giới hóa sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỷ thuật cho nông dân, giới thiệu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.

Mô hình kinh tế trang trại kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi trong những năm qua phát triển mạnh, đã đem lại hiệu quả khá cao, góp phần giải quyết việc làm rất lớn ở nông thôn. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện quản lý tốt rừng phòng hộ Núi Cậu và rừng lịch sử Kiến An, cung cấp 68.210 cây giống lâm nghiệp cho các tổ chức cá nhân trồng những nơi công cộng, tỷ lệ cây sống đạt 90%.

- Tu sửa nâng cấp cản Ông Gần, trạm bôm điện Ba Thằng Bư, Bào Sen, Bến Trống, nạo vét song, suối; điện khí hóa nông thôn; giao thông nội đồng xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai thực hiện tốt.

- Trong cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần diện tích cây công nghiệp lâu năm (Chủ yếu là cây cao su), giảm dần diện tích các loại cây hàng năm và cây lâu năm khác hiệu quả kinh tế kém (tổng diện tích cây lâu năm và cây hàng năm là 50.500 ha, trong đó diện tích cây cao su là 45.956 ha,  diện tích các loại cây hàng năm là 3.600 ha và các loại cây  lâu năm khác là 944ha). Về chăn nuôi, do tình hình giá cả không ổn định, đồng cỏ bị thu hẹp nên tổng đàn trâu bò giảm đáng kể; đàn heo và gia cầm ổn định.

- Thương mại – dịch vụ: Thị trường bán lẻ dịch vụ phát triển điều khắp từ Huyện đến các xã, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho nhân dân. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động thương mại, xử lý trình trạng kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dung. Hoàn thành quy hoạch chi tiết các chợ Minh Tân, Long tân, Thanh An, và An Lập, các khu du lịch Núi Cậu, Bến Súc và rừng lịch sử Kiến An; đầu tư phát triển chợ nông thôn, nâng tổng số xã có chợ lên 7/12. Cấp mới giấy đăng ký kinh doanh cho 1.646 kinh tế cá thể, nâng tổng số hộ kinh doanh lên 1.834 hộ, với tổng vốn đăng ký 168 tỷ 152 đồng.

- Công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp: Quán triệt Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và đào tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ cấu kinh tế hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch các cụm công nghiệp để mời gọi đầu tư, tuy nhiên do điều điện giao thông vận tải chưa thuận lợi nên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển công nghiệp. Trong nhiệm kỳ, đã mời gọi đầu tư được 33 doanh nghiệp (quy mô vừa và nhỏ), tổng vốn đăng ký là 92 tỷ 315 triệu đồng, 42 cơ sở tiểu, thủ công nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trong toàn huyện  lên 78 doanh nghiệp và 92 cơ sở. Hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp Thanh An với diện tích 50 ha và đang xúc tiến mời gọi đầu tư.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Đã đầu tư 709 tỷ 997 triệu đồng xây dựng các công trình kết cấu h

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay498
  • Tháng hiện tại9,041
  • Tổng lượt truy cập1,040,027
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây